Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây phong thủy được sử dụng với mục đích trang trí trong nhà phổ biến nhất hiện nay. Cây lưỡi hổ còn được biết đến với tên gọi khác là cây lưỡi cọp hay cây lưỡi mèo, có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, chúng thuộc họ măng tây,cây trưởng thành có chiều cao phổ biến khoảng 50 – 60cm. Những chiếc lá vươn cao dạng dẹt, mọng nước, phần đầu lá sắc nhọn nhưng rất mềm, khi chạm vào không gây đau đớn. Màu xanh và màu vàng là hai màu sắc chủ đạo của cây. Hoa của cây lưỡi hổ mọc thành từng cụm từ và từ gốc lên. Quả của chúng có hình tròn.
Dựa theo một số nghiên cứu đã được tiến hành chỉ ra rằng có rất nhiều loài cây thuộc dòng cây lưỡi hổ. Thông thường các loài cây được phân biệt theo hình dáng và màu sắc của lá. Dưới đây là một số loài cây lưỡi hổ thường gặp nhất.
Cây lưỡi hổ Thái có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan và được du nhập ươm trồng ở Việt Nam. Do đặc điểm khí hậu ở hai nước khá giống nhau nên việc trồng cây lưỡi hổ Thái không gặp nhiều trở ngại. Lá cây lưỡi hổ Thái mọc vươn lên từ gốc, viền lá màu vàng, phần giữa lá là các họa tiết hoa văn màu xanh thẫm rất đẹp mắt. Sau khoảng 2 – 3 năm, cây sẽ ra hoa màu trắng, mọc từ nách của lá cây.
Cây lưỡi hổ lùn là một trong những loài cây lâu năm, chiều cao trung bình từ 10 – 15cm. Lá mọc từ thân với hai mép màu vàng, ở giữa là màu xanh. Môi trường thích hợp nhất để cây phát triển là ít sáng, ít nước và chịu được khô hạn. Đặc biệt, cách thức sinh sản của cây là cây con mọc lên từ thân cây mẹ, một cây mẹ có thể mọc rất nhiều cây con.
Cây lưỡi hổ xanh được biết đến là loại cây có thể trồng trong phòng ngủ và cây văn phòng vì nó có khả năng sản sinh ra khí oxi giúp thanh lọc không khí vào ban đêm, đây là khả năng đặc biệt mà ít loại cây có được. Lá cây lưỡi hổ xanh cứng, mọc thẳng thành bụi, viền lá xanh, dài khoảng 50- 80cm nếu chăm sóc tốt chiều dài có thể lên đến 1,6m.
Cây lưỡi hổ vàng với màu lá vàng sáng đặc trưng, viền vàng chiếm đến một nửa tổng diện tích của lá, giữa lá có màu xanh nhạt. Chiều dài của lá từ 15 – 25cm thích hợp để trang trí phòng khách, phòng làm việc, ban công.
Cây lưỡi hổ hoàng kim đúng như tên gọi của nó với sắc vàng chiếm đến 2/3 tổng diện tích là cây, phần còn lại là sắc xanh với các đường vân, họa tiết quen thuộc. Tuy nhiên, khi trưởng thành cây sẽ chuyển màu, màu vàng sẽ chuyển dần sang màu xanh đậm. Lá cây thường rộng và nhọn như mũi giáo. Đây là một lựa chọn lý tưởng để trang trí trong nhà cũng như môi trường làm việc.
Cây lưỡi hổ bạch kim còn có tên gọi khác là cây lưỡi hổ trắng. Màu trắng bao phủ từ thân cây đến lá cây tạo nên điểm nhấn rất dễ nhận biết. Chiều cao tối đa của cây từ 30 – 40cm, cây sinh trưởng tốt trong môi trường râm mát. Đây là giống cây được các nhà nghiên cứu lai tạo để đa dạng chủng loài, tạo nên sự mới lạ giúp thu hút khách hàng hơn.
Cây lưỡi hổ đỏ có nguồn gốc từ Nigeria. Cây được ưa chuộng bởi màu đỏ đặc trưng của lá. Nếu được trồng trong môi trường thích hợp, cây sẽ sinh trưởng rất nhanh. Tuổi thọ trung bình của cây từ 3 – 4 năm, phù hợp trồng ở nơi có nhiệt độ cao.
Cây lưỡi hổ không chỉ có công dụng chính dùng để trang trí văn phòng hay nhà cửa, chúng còn mang rất nhiều lợi ích mà chúng ta không ngờ tới.
Giúp giảm dị ứng ở da : tương tự như cây nha đam, cây lưỡi hổ có tính kháng viêm và sát khuẩn nên thường được ứng dụng trong một số trường hợp có vấn đề về da.
Trị hen suyễn : bằng cách lấy nhựa của cây lưỡi hỗ hòa với nước nóng và xông hơi lên mũi để các chất có tính kháng viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ hỗ trợ ngăn ngừa cơn hen suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.
Chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa : các chất như Aloin, aloe-emodin và barbaloin có trong lá lưỡi hổ giúp dạ dày co bóp đều hơn, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Khi sử dụng lá lưỡi hổ ép thành nước uống, chúng có khả năng điều trị chứng trào ngược axit, đầy hơi khó tiêu, ợ hơi, giúp nhuận tràng, lợi gan và giảm nóng trong người.
Các nơi tập trung đông người, môi trường công cộng như bệnh viện, trường học, công sở, nên trồng cây lưỡi hổ để cải thiện chất lượng không khí, khử khuẩn, phòng tránh các bệnh ở đường hô hấp. Các nghiên cứu, bao gồm cả NASA thực hiện, cho rằng cây lưỡi hổ có thể hấp thụ đến 107 loại độc tố khác nhau, trong đó có một số loại độc tố góp phần gây ung thư như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit.
Về yếu tố phong thủy cây lưỡi hổ có ý nghĩa trừ tà, xua đuổi ma quỷ và bài trừ những điềm xui trong cuộc sống. Hơn nữa, dáng vóc thẳng đứng của lá cây thể hiện sự uy quyền, phú quý và may mắn.
Cây lưỡi hổ vẫn có mang độc tính, khi ăn trực tiếp một lượng nhất định sẽ gây ra ngộ độc. Trong trường hợp không may nuốt phải hoặc nhai lá cây lưỡi hổ, triệu chứng thường thấy là buồn nôn và kích ứng da. Vì vậy, cần lưu ý đến vị trí đặt cây lưỡi hổ nếu có trẻ nhỏ.
Theo quan niệm của nền văn hóa phương Đông, cây lưỡi hổ là một loại cây phong thủy có tác dụng trừ ma diệt tà, chống bùa ngải rất có hiệu quả. Hình dáng chiếc là như một lưỡi dao giúp bảo vệ khoảng không gian xung quanh khỏi điềm xấu, xui xẻo. Ngoài ra, chúng còn mang ý nghĩa may mắn, phát tài, phát lộc.
Với hai màu đặc trưng là xanh và vàng với đầu nhọn như mũi giáo, đây là gam màu phù hợp với người mệnh Thổ và mệnh Kim. Do đó, từ xa xưa đến nay, cây lưỡi hổ được mệnh danh là bùa hộ mệnh, tương sinh cho người mệnh Thổ và mệnh Kim.
Những người mang mệnh Thổ và mệnh Kim có bản mệnh là màu vàng, cây lưỡi hổ sẽ là yếu tố phong thủy bổ sung cho hai mệnh này trong cuộc sống. Cây lưỡi hổ sẽ bổ trợ cho hai mệnh này có vận thế tốt lành, gặt hái thành công trong sự nghiệp, gặp nhiều việc thuận lợi và hanh thông.
Mệnh Hỏa: Đinh Mão, Ất Tỵ, Mậu Tý, Kỷ Sửu.
Mệnh Kim: Tân Hợi, Canh Tuất, Quý Mão, Nhâm Dần.
Mệnh Thủy: Nhâm Thìn, Giáp Thân, Ất Hợi, Quý Tỵ.
Mệnh Mộc: Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Tân Mão, Nhâm Tý.
Tuy có nhiều loại cây lưỡi hổ khác nhau, với công dụng, đặc điểm bên ngoài khác nhau nhưng chúng đều mang chung một ý nghĩa phong thủy.
Cây lưỡi hổ để bàn thường được trồng trong chậu sứ hoặc chậu nhựa, có kích thước vừa phải khoảng 30cm, lá xanh và tươi tốt quanh năm tạo không gian tươi mát và thanh khiết. Hơn nữa, chúng còn rất dễ chăm sóc, phù hợp với những nhân viên công sở với lịch làm việc dày đặc. Về mặt phong thủy, chúng mang lại năng lượng tích cực cho người sở hữu, xua đi những điềm xấu, không may. Cây lưỡi hổ còn có ý cầu chúc may mắn, rất phù hợp để làm quà tặng cho đối tác, đồng nghiệp, người thân.
Cây lưỡi hổ thủy sinh là một trong những cây cảnh giúp nâng cao chất lượng không khí rất tốt. Trong quá trình trao đổi chất cây lưỡi hỗ dùng crassulacean hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm. Cây lưỡi hổ thủy sinh có kỹ thuật trồng và chăm sóc rất đơn giản nên tính ứng dụng của chúng rất cao, có thể trưng bày ở nhiều nơi như bàn làm việc, quầy lễ tân hay trên tủ đầu giường.
Cây lưỡi hổ lớn có lá cứng, mọc thành bụi, nhọn ở đầu, viền lá lượn sóng có màu vàng từ gốc đến ngọn. Chiều dài của lá có thể lên đến 1,6m, rộng đến 8cm. Cây lưỡi hổ to nhưng chúng mọc rất gọn, lá không bị xòe gây cản trở, tốn diện tích, thanh lọc độc khí tốt và mang ý nghĩa trừ tà đem lại may mắn.
Để cây có thể phát huy tối đa ý nghĩa phong thủy, vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ trong văn phòng, nhà ở là các vị trí như Đông, Đông Nam. Nên đặt cây lưỡi hỗ hai bên lối ra vào của nhà, chung cư, văn phòng để thu hút năng lượng tích cực đi vào bên trong tạo luồng sinh khí thịnh vượng và may mắn cho gia chủ.
Cây lưỡi hổ không chỉ đặc trưng bởi chiếc lá với hình dáng mũi giáo sắc nhọn mà loài cây này còn có hoa. Hoa lưỡi hổ được đánh giá là một loài hoa đẹp và rất có ý nghĩa
Hoa của cây lưỡi hổ có cuống dài và mọc thành chùm với nhiều hoa nhỏ dọc theo cuống hoa. Màu sắc đặc trưng của hoa là màu trắng, đôi khi hoa cũng mang màu trắng xanh hoặc trắng vàng. Hoa thường nở vào tầm 4 giờ chiều. Cánh hoa dài và mảnh, khi nở sẽ cuộn thành vòng về phía gốc. Nếu ở điều kiện chăm sóc tốt, cây có thể ra hoa vào khoảng tháng 9 đến tháng 2 mỗi năm.
Khi cây lưỡi hổ ra hoa, hoa lưỡi hổ mang ý nghĩa mang lại điều may mắn cho người trồng, đường công danh sự nghiệp thuận lợi và nhiều tài lộc sẽ đến. Khi trồng cây thường sẽ khó ra hoa, nhưng nếu biết cách chăm sóc, cây có thể ra hoa đều đặn và đem đến nhiều điều tốt đẹp cho gia chủ.
Cây lưỡi hổ là một loài cây khá dễ chăm sóc, chỉ cần đảm bảo các điều kiện thuận lợi cây sẽ sinh trưởng rất tốt. Các điều kiện bao gồm đất, nước, ánh sáng và phân bón.
Để ươm cây lưỡi hổ, bạn chỉ cần dùng tay tách nhẹ cây nhỏ, đảm bảo rằng cây không bị gãy. Nên chọn những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh để ươm trồng. Đối với người trồng với mục đích kinh doanh, họ cắt lá to, bánh tẻ rồi chia thành từng đoạn dài 5cm. Các đoạn là này được phơi héo để kích thích tăng trưởng, sau đó chúng được giâm vào đất ẩm, sau một thời gian các đoạn là này phát triển rễ và sinh thành cây mới. Việc nhân giống cây lưỡi hỗ thường được thực hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè là tốt nhất.
Khi trồng cây lưỡi hổ thủy sinh, cần chú ý những điểm sau:
Lượng nước để trồng cây lưỡi hỗ thủy sinh không nên quá nhiều. Mực nước tối đa cho phép trong bình thủy sinh chỉ ngập 1/2 rễ cây. Nếu đổ nước ngập hoàn toàn sẽ khiến rễ cây bị úng và thối rễ.
Thay nước trong bình mỗi tuần một lần. Sau khi thay hãy nhỏ vài giọt dung dịch thủy sinh vào bình để cung cấp dinh dưỡng thêm cho cây.
Nếu trồng cây trong nhà thì mỗi tuần 2-3 lần nên cho cây ra ngoài trời để cây hồi phục khả năng quang hợp. Thời điểm thích hợp để cho cây ra ngoài là vào buổi sáng. Khi để cây trong nhà, nếu cây đặt vị trí gần cửa sổ, thì không cần mang ra ngoài.
Do côn trùng như rệp hay nhện đỏ bám lên lá và hút nhựa cây để sống. Lâu ngày, chất dinh dưỡng trong lá cây bị mất và lá sẽ chết dần đi. Khi chất dinh dưỡng trong lá bị hút hết, lá cây lưỡi hỗ sẽ chuyển dần sang màu vàng và gây ra hiện tượng vàng lá.
Bạn nên cắt lá vàng đi sau đó tiêu diệt sạch côn trùng gây hại còn tồn tại trên cây. Để diệt côn trùng có thể dùng thuốc trừ sâu hay cách thủ công như bắt bằng tay sau đó lau sạch lá cây bằng nước muối.
Do cây bị thừa nước. Nếu cây được tưới quá nhiều nước, đất không có thời gian để kịp thoát nước khiến cây bị úng sẽ gây ra tình trạng thối lá. Thoạt đầu là sẽ có những vết như vết bầm, sau đó các vết này dần thối nhũn và lan rộng ra. Khi thấy tình trạng này xảy ra, cần được xử lý ngay để không ảnh hưởng tới các lá khác bên cạnh.
Bạn hãy cắt sát gốc hết lá thối, sau đó thay đất mới cho cây. Trong trường hợp này, việc thay đất mới là bắt buộc, có vậy cây mới phát triển tốt được. Nếu khi thay đất bạn thấy phần gốc đã bị thối hết thì trường hợp này gần như cây sẽ chết và không thể cứu vãn được nữa. Hoàn cảnh cây chỉ bị thối phần rễ nhưng thối ít, bạn có thể cắt phần rễ thối đi sau đó trồng lại.
Cây có tuổi thọ trung bình từ 1 – 3 năm, nếu được chăm sóc tốt có thể sống tới 5 năm.
Cây lưỡi hổ có thể mua trực tiếp ở các cửa hàng bán cây cảnh hoặc mua hàng trực tuyến qua Lazada, Shopee, Tiki,
Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.